Chuyên gia giải đáp: Nguyên nhân vô lăng bị nặng và cách khắc phục hiệu quả

Vô lăng là một bộ phận rất quan trọng của xe ô tô. Do đó, nếu vô lăng gặp sự cố nào thì cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng. Một trong số những tình trạng thường gặp của vô lăng hiện nay là bị nặng. Vậy tại sao vô lăng bị nặng và khắc phục như thế nào? Hãy cùng Toyota Pháp Vân tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Hậu quả của xe ô tô khi vô lăng bị nặng

Vô lăng xe ô tô bị nặng có thể gây ra những hậu quả như:

  • Làm cho thước lái của xe dịch chuyển chậm lúc tài xế đánh lái, gây khó khăn cho việc di chuyển và điều khiển hướng đi của xe. Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm sẽ có thể gây kẹt vô lăng. Kẹt vô lăng khiến chúng ta không thể điều khiển xe, rất nguy hiểm nếu đang tham gia giao thông.
  • Vô lăng bị nặng làm cho tài xế không kiểm soát được tình hình nếu đang di chuyển trên cao tốc hoặc đi với tốc độ cao.

II. Nguyên nhân vô lăng bị nặng

Từ những hậu quả trên chúng ta có thể thấy rằng vô lăng bị nặng là một lỗi cần phải được xử lý ngay khi có dấu hiệu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến vô lăng ô tô bị nặng? 

Vô lăng ô tô bị nặng do rất nhiều nguyên nhân gây nên
Vô lăng ô tô bị nặng do rất nhiều nguyên nhân gây nên

Theo các chuyên gia, vô lăng ô tô bị nặng bắt nguồn từ việc chúng ta không chú ý bảo dưỡng xe định kỳ, dẫn tới tình trạng không kịp thời phát hiện vô lăng gặp vấn đề. Và một số nguyên nhân cơ bản khiến vô lăng bị nặng là: 

1. Thước lái bị mòn

Vô lăng được liên kết với thước lái thông qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian thì thước lái sẽ bị mòn khiến cho vô lăng bị cứng sau khi xe khởi động. Một số xe vô lăng chỉ bị cứng sau khi khởi động xe, sau đó vô lăng sẽ sử dụng mượt mà trở lại. Chính vì vậy mà nhiều người chỉ cho rằng đây là lỗi nhỏ, không đáng chú ý. Nhưng theo các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, lỗi này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho thước lái bị giảm tuổi thọ và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Bơm trợ lực bị mòn, hỏng

Vai trò của bơm trợ lực là tạo áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Do đó, nếu bơm trợ lực bị mòn sẽ làm tài xế khó bẻ lái, và nếu bơm trợ lực bị hỏng sẽ khiến vô lăng không thể hoạt động.

3. Lốp xe bị non hơi hoặc mòn

Một trong những nguyên nhân vô lăng bị nặng đó là do áp suất lốp nằm dưới mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, lốp xe bị mòn cũng khiến cho việc đánh trở nên khó khăn hơn. 

Áp suất lốp xe thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô bị nặng
Áp suất lốp xe thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô bị nặng

4. Dầu trợ lực bị bẩn hoặc bị thiếu

Dầu trợ lực lái sau thời gian sử dụng sẽ bị hao, tích tụ bụi và cặn bẩn. Trường hợp thiếu dầu trợ lực lái sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của xe. Nếu dầu bị bẩn sẽ không thể bôi trơn trục lái. Lúc này, tài xế sẽ thấy vô lăng khó xoay hơn bình thường. 

5. Dây đai dẫn động bơm trợ lực gặp vấn đề

Một số vấn đề thường gặp ở dây đai dẫn động bơm trợ lực là bị nứt, bị trùng hoặc bị hỏng sẽ làm vô lăng bị sượng, khó đánh lái. Khi dây đai dẫn động bơm trợ lực hoạt động kém sẽ làm giảm công suất dẫn động, dẫn tới làm hư hỏng toàn bộ hệ thống lái. Trường hợp này xảy ra thì chủ xe sẽ phải tốn khá nhiều tiền cho việc sửa chữa và bảo dưỡng xe. 

Dây đai dẫn động gặp vấn đề
Dây đai dẫn động gặp vấn đề

VI. Cách khắc phục tình trạng vô lăng bị nặng

Từ những nguyên nhân khiến vô lăng bị nặng trên mà chúng ta sẽ có những cách khắc phục cụ thể. Đối với một số nguyên nhân đặc thù thì các bạn cần đưa xe tới gara ô tô để các kỹ thuật viên có kinh nghiệm xử lý để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Các bạn tuyệt đối không nên tự ý sửa chữa và khắc phục bởi vô lăng là bộ phận rất quan trọng của xe, chỉ cần sai sót nhỏ thôi cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng của chúng chủ xe và những người tham gia giao thông khác. 

  • Trường hợp vô lăng bị nặng nguyên nhân do thiếu dầu bơm trợ lực lái thì cần thay dầu hoặc sửa chữa, thay mới bơm trợ lực.
  • Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và bơm đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Chủ xe nên thường xuyên kiểm tra và thay dầu trợ lực lái sau mỗi 60.000 – 70.000 km.
  • Nên kiểm tra dây đai dẫn động định kỳ và tiến hành thay bộ phận này sau mỗi 60.000 – 80.000 km.
  • Nếu xe hư hỏng hệ thống thước lái, dây dẫn dầu bị hỏng hoặc bơm trợ lực bị mòn thì chỉ có một giải pháp duy nhất là đưa xe tới gara ô tô uy tín để sửa chữa và khắc phục.

 Rất nhiều tài xế cho rằng, một trong những cách khắc phục vô lăng bị nặng là bọc vô lăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì cách này hoàn toàn không phải là biện pháp xử lý tình trạng vô lăng bị nặng. Chúng chỉ có tác dụng bảo vệ và mang lại diện mạo mới cho bộ phận này. 

Hiểu được nguyên nhân khiến vô lăng bị nặng và cách khắc phục sẽ giúp các chủ xe kịp thời phát hiện vấn đề và xử lý tận gốc, tránh được những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, khi lái xe ô tô chúng ta sẽ còn gặp phải rất nhiều hiện tượng khác, hãy thường xuyên truy cập toyotaphapvan.com để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích các bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0789 8333 830812 5858580789 8333 83
 NHẬN BÁO GIÁ